Tình trạng kết nối dữ liệu giữa nhiều hệ thống kinh doanh
Các dữ liệu trong các doanh nghiệp vận hành theo truyền thống, thường được lưu trữ và quản lý ở các hệ thống tại các phòng ban cách biệt nhau. Vậy nên, khi doanh nghiệp cần sử dụng nhiều loại dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để phân tích và tổng hợp thành thông tin thích hợp gặp nhiều trở ngại và khó khăn. Mỗi một hệ thống đều có một cấu trúc riêng biệt, và các dữ liệu đều tuân theo nhiều định dạng khác nhau. Điều này làm cho các hệ thống không có tính gắn kết và các dạng dữ liệu khó có thể tương tích trong một môi trường lạ.
Chính vì vậy, tích hợp dữ liệu là một giải pháp toàn diện có thể khắc phục tình trạng kìm hãm sự phát triển trí tuệ doanh nghiệp và nắm bắt xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số.
Tích hợp dữ liệu – Giải pháp thức thời trong lĩnh vực thương mại điện tử
Giải pháp tích hợp dữ liệu là gì?
Hiện nay đã có rất nhiều chuyên gia đưa ra định nghĩa về việc tích hợp dữ liệu. Theo Gartner, tích hợp dữ liệu bao gồm các công cụ, kỹ thuật và quy trình để tiến hành việc tích hợp. Các dữ liệu sẽ được yêu cầu cấp quyền truy cập theo một phương thức nhất quán để đáp ứng nhu cầu người sử dụng và ứng dụng trong vận hành doanh nghiệp.
Ngoài ra, một số tác giả như Heimerdinger, McLeod, Litwin, … định nghĩa rằng: tích hợp dữ liệu là một quá trình chuẩn hóa các dữ liệu phức tạp khác nhau theo một giản đồ chung trên các nguồn dữ liệu.
Tổng kết lại, tích hợp dữ liệu là một phương pháp hợp nhất nhiều nguồn dữ liệu vào một môi trường tích hợp chung để truy vấn và quản lý dữ liệu. Môi trường này sẽ tạo điều kiện cho các hệ thống, phần mềm và ứng dụng có thể trao đổi thông tin theo một định dạng nhất quán, đáp ứng nhu cầu người sử dụng.
Lợi ích của giải pháp tích hợp dữ liệu ứng dụng trong doanh nghiệp
Tích hợp dữ liệu được xem như là một phương pháp tiên tiến có giá trị, tạo điều kiện và cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp. Các tình trạng như thiếu hụt thông tin, hay thông tin không chính xác hoặc vô ích đều được hạn chế tối đa, khi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tích hợp dữ liệu vào quy trình vận hành của mình. Ngoài ra, tích hợp dữ liệu còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, chẳng hạn như:
- Tận dụng được tối đa công dụng của các ứng dụng chuyên biệt để phân tích và chuyển đổi dữ liệu
- Mã hóa tối đa độ phức tạp của cấu trúc dữ liệu, làm cho chúng thân thiện với hệ thống và đảm bảo tính an toàn, và độ bền.
- Tăng giá trị của các dữ liệu thông qua các hệ thống tích hợp
- Thông tin có thể được tổng hợp và trao đổi trong thời gian thực thông qua các hệ thống dữ liệu
- Đưa ra nhiều quyết định kinh doanh chính xác và nhanh chóng, hạn chế tối ra các rủi ro gây tổn thất cho doanh nghiệp
- Các dữ liệu được bảo mật một cách an toàn và tối đa.
- Tăng sự hài lòng của khách hàng khi trải nghiệm trên một hệ thống được tích hợp dữ liệu
Thách thức của giải pháp tích hợp dữ liệu
Tích hợp dữ liệu đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích vượt trội, tuy nhiên việc thực hành nó không phải là một điều dễ dàng. Một số vấn đề mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt khi lựa chọn ứng dụng công nghệ tích hợp dữ liệu
Các định dạng dữ liệu không đồng nhất
Mỗi một dữ liệu đều được thiết kế một cấu trúc riêng biệt và biểu thị theo một định dạng khác nhau để truyền tải thông tin có giá trị. Do vậy, việc tạo ra một môi trường mà có khả năng tương thích với nhiều loại dữ liệu là một trở ngại lớn khi thực hiện tích hợp dữ liệu. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kiến thức và kỹ năng tốt về công nghệ điện tử.
Sự hạn chế của các hệ thống Legacy
Khả năng lưu trữ của các hệ thống Legacy chỉ xử lý ở mức 16-bit, có địa chỉ hóa bộ nhớ là 1 MB, MBR giới hạn 4 phân vùng chính cho mỗi ổ đĩa và kích thước khởi động ở mức 2.2TB. Mà các doanh nghiệp phần lớn đều đang sử dụng các hệ thống này để lưu trữ và xử lý dữ liệu. Chính vì vậy, nó tác động đến chất lượng dữ liệu và ảnh hưởng đến việc trao đổi thông tin trong quá trình tích hợp.
Một mặt khác, các hệ thống Legacy hiếm khi tương thích với các hệ thống mới và hầu như chúng không thể trao đổi thông tin lẫn nhau. Tuy nhiên, việc mua các hệ thống mới để thay thế dần các hệ thống cũ và lỗi thời này là cả một quá trình dài hạn, nhưng điều này cũng khiến cho doanh nghiệp phải chi một lượng lớn ngân sách để duy trì hoạt động kinh doanh.
Dữ liệu có chất lượng thấp hoặc đã lỗi thời
Một doanh nghiệp chưa xây dựng một quy trình vận hành hoàn chỉnh theo một quy chuẩn chung, hay vẫn thực hiện các tác vụ một cách thủ công sẽ dẫn đến nhiều rủi ro, như: dữ liệu trùng lặp, không chính xác, hoặc lỗi thời.
Khi các phòng ban chưa có sự kết nối chung, thì có thể sẽ nhập cùng một dữ liệu vào các hệ thống khác nhau, dẫn đến sự trùng lặp. Bên cạnh đó, việc dữ liệu được nhập thủ công và không được đồng bộ kịp thời có thể dẫn đến sai lầm, hoặc lượng lớn dữ liệu không được cập nhật trong thời gian thực
Hệ thống tích hợp chưa đáp ứng đủ nhu cầu
Sử dụng các hệ thống tích hợp để thực hiện quá trình tích hợp dữ liệu là một giải pháp hiệu quả để có thể khắc phục các vấn đề tồn đọng của doanh nghiệp. Thật tuyệt vời khi mà bạn có thể tự triển khai ra một hệ thống hoặc sử dụng hệ thống của nhà cung cấp thứ 3 để đáp ứng nhu cầu tích hợp của mình.
Tuy nhiên, trên thực tế mỗi một hệ thống tích hợp sẽ tương thích với một vài ứng dụng, hệ thống mà doanh nghiệp đang sử dụng. Do vậy, phần lớn doanh nghiệp cần cài đặt nhiều hệ thống tích hợp khác nhau để có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu kết nối và trao đổi thông tin dữ liệu của mình
Tổng kết lại rằng, một doanh nghiệp muốn ứng dụng công nghệ tích hợp dữ liệu để vận hành quy trình hoạt động kinh doanh mà vẫn tối ưu hóa tối đa tài nguyên cần tìm một giải pháp hiệu quả hơn. Nhận thấy được vấn đề này, đồng đội Beehexa đã thành công ra mắt một nền tảng có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu tích hợp của người dùng bằng kỹ thuật tiên tiến.
Nền tảng tích hợp HexaSync – Giải pháp tích hợp dữ liệu đa nền tảng
HexaSync là một nền tảng đầu tiên tại Việt Nam có khả năng kết nối và đồng bộ dữ liệu hơn 40 hệ thống, nền tảng, website khác nhau trên toàn thế giới. Nền tảng tích hợp HexaSync tạo một môi trường lý tưởng giúp các ứng dụng và hệ thống tạo thành một khối thể thống nhất và trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và trong thời gian thực.
Quy trình hoạt động của nền tảng HexaSync như một phần mềm trung gian đứng giữa hai hoặc nhiều ứng dụng khác nhau hỗ trợ truy xuất và phân bổ các thông tin giao tiếp theo một phương thức quy chuẩn. Bên cạnh đó, HexaSync còn có khả năng hỗ trợ các hệ thống Legacy có thể kết nối và trao đổi dữ liệu với các ứng dụng hiện đại SaaS với chi phí hợp lý.
Các tính năng nổi bật của nền tảng tích hợp HexaSync
Tính năng Monitoring
Monitoring là một tính năng cho phép người dùng có thể theo dõi các luồng dữ liệu đã được tích hợp trong môi trường front-end của HexaSync. Đây là một trong những tính năng mà chỉ có ở kỹ thuật công nghệ của HexaSync. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm tra và giám sát chiều di chuyển dữ liệu để đảm bảo tính chính xác cho các quy trình vận hành. Ngoài ra, khi xảy ra lỗi tích hợp, các kỹ thuật viên hoặc ngay cả người sử dụng có thể dễ dàng biết được nguyên nhân và tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời.
HexaSync là một middleware
Middleware là phần mềm trung gian cho phép các ứng dụng có thể trao đổi thông tin theo nhiều phương thức khác nhau trong một môi trường phân tán. Thậm chí cả những hệ thống có khả năng tương thích kém như các hệ thống Legacy có thể dễ dàng kết nối với các hệ thống hiện đại. Nhờ vào tính năng này mà nền tảng HexaSync có tính linh hoạt rất cao, tạo thế mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số.
Cá nhân hóa các task đồng bộ
Nền tảng tích hợp HexaSync có thể truy xuất và đồng bộ dữ liệu giữa nhiều nền tảng khác nhau, hay thậm chí là đối với các hệ thống khó như CRM. Do vậy, ngoài các tác vụ cơ bản, HexaSync có thể tùy chỉnh thêm nhiều tác vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu tích hợp cho các doanh nghiệp.
Chẳng hạn như, một doanh nghiệp muốn đồng hộ cửa hàng Shopify của họ với hệ thống KiotViet sẽ có những tác vụ cơ bản như đồng bộ sản phẩm, đơn hàng, tồn kho,.. Tuy nhiên, khi chủ doanh nghiệp đó mong muốn có thể tích hợp những thông tin khác thì HexaSync luôn luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu.
Tính năng Scheduler
Một trong những tính năng khác thể hiện cho sự linh hoạt và cá nhân hóa chính là tính năng cài đặt thời gian đồng bộ dữ liệu. Tính năng này cho phép người dùng có thể tùy chỉnh thời gian các tác vụ đồng bộ dữ liệu theo nhu cầu sử dụng.
Tính năng Queue-based data
Các dữ liệu sau khi được phân tích và xử lý theo nhiệm vụ của chúng sẽ được đồng bộ một cách tuần tự và lần lượt. Tính năng này giúp hạn chế tối đa sự quá tải dữ liệu trong quá trình đồng bộ dữ liệu, và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các hệ thống và phần mềm của người dùng.
Những dự án thành công của HexaSync
Beehexa rất lấy làm vinh dự khi được đồng hành trong quá trình tự động hóa quy trình kinh doanh bằng nền tảng HexaSync với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ở thị trường Việt Nam, Beehexa đã tích hợp thành công các dự án Shopify KiotVet và Zalo OA Freshchat, hỗ trợ cải thiện tối đa các vấn đề mà doanh nghiệp đang phải đối mặt trước đó. Hầu hết các lời nhận xét từ phía khách hàng đều là hài lòng về khả năng kết nối cũng như tính bảo mật cao của HexaSync trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, nhờ vào tính bền của hệ thống mà ít khi đội kỹ thuật của Beehexa phải hỗ trợ quá nhiều trong quá trình khắc phục lỗi vận hành của hệ thống.
Ở thị trường Mỹ, HexaSync cũng đã thành công chinh phục được các hệ thống được đánh giá là khó có thể đồng bộ cùng nhau, ví dụ, dự án tích hợp ERP Acumatica và Magento, Infor Magento, Acumatica Magento, … . Vì tính phức tạp của các hệ thống ERP, nên việc truy xuất và xử lý dữ liệu ở các hệ thống này gặp nhiều trở ngại. Rất may mắn, HexaSync là một nền tảng trung gian có tính linh hoạt cao có thể tích hợp dữ liệu đối với cả những hệ thống ERP cũ.
Tiềm năng phát triển trên toàn quốc trong tương lai
Hiện nay, nền tảng tích hợp HexaSync đã từng bước hoàn thiện các khả năng liên kết và đồng bộ dữ liệu trên hầu hết các nền tảng lớn trên thế giới. Có thể kể đến một vài khả năng như sau:
- Tích hợp hệ thống ERP
- Tích hợp nền tảng thương mại điện tử eCommerce
- Tích hợp phần mềm POS
- Tích hợp hệ thống CRM
- Tích hợp các kênh bán hàng Marketplace
- Tích hợp phần mềm kế toán
- Tích hợp hợp phần mềm Office
Với mục tiêu sẽ trở thành một trong những đối tác đắc lực của những ông trùm trong ngành công nghệ điện tử. Dựa vào danh tính có sẵn của họ để giới thiệu, truyền bá và thúc đẩy thương hiệu Beehexa ngày càng phát triển mạnh trên thị trường. Bên cạnh đó, Beehexa đang trong quá trình hoàn tất các bước để đưa HexaSync lên các sàn ứng dụng thương mại điện tử.
Tìm hiểu thêm về HexaSync – Giải pháp tích hợp dữ liệu đa nền tảng tại: https://zalo.me/g/jkomfo489
Tham gia cộng đồng CTO Vietnam Network với hơn 13.000 thành viên là các CTO, CEO, CIO, Manager từ các doanh nghiệp Việt tại: https://www.facebook.com/groups/cto.platform
References
https://blog.hubspot.com/website/5-common-data-integration-challenges-and-how-to-solve-them
https://www.xenonstack.com/blog/data-integration-tools
https://www.safe.com/blog/2014/04/why-data-integration/
https://bbi-consultancy.com/the-4-most-common-data-integration-issues-and-their-solutions/
https://www.instinctools.com/blog/how-to-integrate-data-from-multiple-sources-5-challenges-to-overcome/
https://www.totolink.vn/article/593-legacy-la-gi-cach-kiem-tra-may-tinh-su-dung-chuan-legacy-hay-uefi.html